Soạn Văn lớp 10 Bộ Chân trời sáng tạo | Văn bản 2,3: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống và Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật (Bài 4: Những di sản văn hóa)

Ngày 27/12/2022 11:25:30, lượt xem: 935

Bài 4 NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA

(Văn bản thông tin)

Văn bản 2,3: NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG TRẦN HỮU TRANG KHÁNH THÀNH PHÒNG TRUYỀN THỐNG

và  THÊM MỘT BẢN DỊCH “TRUYỆN KIỀU” SANG TIẾNG NHẬT

 

 

Câu 1. Những dấu hiệu nào trong mỗi văn bản trên giúp bạn nhận biết đó là những bản tin?

Trả lời:

- Những dấu hiệu giúp nhận ra đó là những bản tin:

+ Kể về một sự kiện được công chúng quan tâm: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng hát truyền thống.

+ Trích từ những trang báo, trang tin tức: trang tin điện tử thành phố Hồ Chí Minh, báo văn nghệ.

+ Đưa ra những thông tin cụ thể, sát thực, hàm súc như thời gian, diễn biến,...

Câu 2. Hoàn thành bảng so sánh dưới đây, chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa văn bản 2 và văn bản 3

So sánh các yếu tố được sử dụng trong văn bản 2 và văn bản 3

Trả lời:

Yếu tố so sánh

Văn bản 2

Văn bản 3

Độ dài, số đoạn

3

1

Nhan đề

Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống

Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật

Đề mục

3

0

Phương tiện giao tiếp

1 ảnh minh họa

0

Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện

Thời điểm diễn ra sự kiện: 29/04/2021

Thời điểm đưa tin: 29/04/2021

Thời điểm diễn ra sự kiện: 17/03/2005

Thời điểm đưa tin: 15/05/2005

 

=>Như vậy, ở cả 2 văn bản đều có những đặc điểm cơ bản về hình thức của bản tin như tính ngắn gọn, tính thời sự, cách đặt nhan đề rõ ràng, cụ thể, tập trung vào thông tin cần đưa đến người đọc, có sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện phi giao tiếp ngôn ngữ để việc cung cấp thông tin trở nên sinh động và cụ thể hơn. Người viết cũng kết hợp các yếu tố tự sự (Ngày 29/4/2021, nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tổ chức khánh thành phòng truyền thống..; Sau lễ khánh thành, cũng đã diễn ra chương trình giao lưu “Kí ức không quên”; Ngày 17/3/2005 vừa qua, tại thành phố Ô-ka-y-a-ma, Nhật Bản..), yếu tố miêu tả (Ở phía ngoài là không gian trưng bày các tiểu cảnh, hiện vật giới thiệu về nghệ thuật cải lương..) để việc đưa tin trở nên sinh động, cụ thể. Ở thời điểm đưa tin, cả 2 bản tin đều có tính thời sự. Văn bản 2 đưa tin cùng ngày diễn ra sự kiện, vì thế có tính mới và tính thời sự rất cao. Văn bản 3 đưa tin sau ngày xảy ra sự kiện ở Nhật Bản, đây là tin mang tính “hồi cố”, tuy vậy, với công chúng người Việt, bản tin có tính cập nhật thông tin mới.

=>Tuy nhiên, có thể thấy điểm khác biệt giữa 2 văn bản:

  • Văn bản 2: nhiều đoạn, có đề mục, có minh họa bằng hình ảnh, dung lượng bản tin cũng dài hơn, nhiều phần với nhiều thông tin chi tiết. Đây là bản tin thuộc loại tin thường.

  • Văn bản 3: bản tin có nhan đề nhưng chỉ có 1 đoạn và không có đề mục, dung lượng ngắn, không kết hợp với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, đây là bản tin thuộc loại tin vắn.

Câu 3. Xác định thông tin theo các câu hỏi mà người viết đặt ra khi viết bản tin và hoàn thành bảng dưới đây:

Trả lời:

Các câu hỏi

Thông tin trong văn bản 2

Thông tin trong văn bản 3

Việc gì?

Việc khánh thành phòng truyền thống của nhà hát Trần Hữu Trang.

Việc dịch truyện Kiều sang tiếng Nhật.

Ai liên quan?

Nhà hát Trần Hữu Trang, cố soạn giả Trần Hữu Trang, các nghệ sĩ đoàn cải lương,..

Đại thi hào Nguyễn Dum ban tổ chức, tác giả Sây-ghi Sa-tô và nữ thi sĩ Y-ô-si-cô Ku-rô-đa, những người tham dự.

Xảy ra khi nào?

Ngày 29/4/2021

Ngày 17/3/2005

Xảy ra ở đâu?

Khuôn viên nhà hát Trần Hữu Trung (thành phố Hồ Chí Minh)

Thành phố Ô-ka-y-a-ma (Nhật Bản)

 

Câu 4. Nhận xét về cách đưa tin và sự thể hiện quan điểm của người viết trong mỗi văn bản trên.

Trả lời:

- Nhận xét về cách đưa tin và sự thể hiện quan điểm của người viết mỗi văn bản trên:

+ Văn bản 2: theo kiểu bản tin tổng hợp, người viết chia ra 3 đề mục, đưa tin rõ ràng cả về nguồn gốc, thời gian hình thành sự kiện này =>Người viết tìm hiểu rất kĩ về nội dung mình viết là gì, thông tin đưa ra khá chắc chắn và có độ tin cậy cao.

+ Văn bản 3: người viết viết theo kiểu bản tin tóm gọn, tin vắn. Người viết đưa ra những ý chính nhất, quan trọng nhất để tường thuật lại sự kiện, giúp tin tức có thể ngắn gọn nhưng vẫn truyền tải đầy đủ thông tin.

 

ĐỌC THÊM SOẠN VĂN LỚP 10 BỘ CÁNH DIỀU | VĂN BẢN 2: MẮC MƯU THỊ HẾN (BÀI 3: KỊCH BẢN CHÈO VÀ TUỒNG)

 

Câu 5. Theo bạn, mỗi bản tin trên đây, ở vào thời điểm ra đời của nó, đã đáp ứng được các yêu cầu về tính mới, tính chính xác, tin cậy và tính hàm súc,...như thế nào?

Trả lời:

- Văn bản 2: là một bản tin tường thuật lại một sự kiện diễn ra cùng ngày hôm đó nên yêu cầu độ chính xác, đầy đủ của thông tin cao. Người viết đã nêu ra được thời gian, địa điểm, tính chất sự kiện rất rõ ràng để người đọc có thể tìm hiểu một cách chính xác nhất.

- Văn bản 3: là bản tin vắn, tóm tắt lại một sự kiện đã diễn ra cách đây 2 tháng. Chính vì thế yêu cầu của bản tin này chính là ngắn gọn, tóm lược được ý chính để thông báo cho người đọc. Văn bản 3 cũng đã đáp ứng được những thông tin quan trọng nhất của sự kiện.

Câu 6. Nêu một số điểm khác biệt mà theo bạn là đáng lưu ý trong cách đọc một bản tin so với cách đọc một văn bản thông tin tổng hợp có lồng ghép nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm,...

Trả lời:

- 1 số điểm khác biệt đáng lưu ý trong cách đọc một bản tin so với cách đọc một văn bản thông tin tổng hợp có lồng ghép nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm,..

+ Bản tin: là một kiểu văn bản thuần đưa tin, tường thuật lại đúng những sự kiện xảy ra, độ tin cậy cao. Khi đọc, người đọc sẽ nắm bắt thông tin và hiểu rõ vấn đề.

+ Văn bản thông tin tổng hợp: khi đọc dạng văn bản này, chúng ta còn được thấy cảm xúc, cảm nhận của riêng người viết đối với nội dung truyền tải.

 

ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 10 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan